Khái niệm Sự vô tri đa nguyên

Khi một nhóm người đang ở trong một tình huống mơ hồ, rất khó để đánh giá, và không ai biết phải làm gì, những người có mặt sẽ quan sát những người khác ở chung quanh để có thể tìm ra phương hướng dẫn tới một hành vi có ý nghĩa nhất. Nhóm đó có tác động lên các thành viên riêng lẻ ảnh hưởng xã hội thông tin. Nhưng nếu những người khác cũng đang ở một tình trạng hoan mang, thì sẽ sinh ra sự vô tri đa nguyên. Trong một tình huống khẩn cấp, điều này dẫn tới - cùng với sự khuếch tán trách nhiệm- tình trạng là không ai can thiệp hay giúp đỡ, vì mỗi cá nhân tự điều chỉnh để hòa hợp với hành vi thụ động của đám đông. Điều này có thể đưa tới những hậu quả gây tử vong nếu không ai có thể vượt qua sự vô tri đa nguyên này và làm gương mẫu, để những người khác đứng ngoài cuộc có thể noi theo.[3]

Thuật ngữ này được biết đến thông qua việc sử dụng các mô hình quyết định sự can thiệp của người ngoài cuộc (decision model of bystander intervention) của Bibb Latané và John Darley, để giải thích sự trợ giúp hoặc một thiếu sót hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp bởi số lượng nhân chứng (hiệu ứng bàng quan). Các tình huống khẩn cấp có thể là tình huống hơi mơ hồ hoặc khó khăn để giải thích mà không thể phân loại được. Trong tình huống không rõ ràng như vậy, mọi người cố gắng để có được thông tin về môi trường bằng cách sử dụng các phản ứng của những người xung quanh như một trợ giúp giải thích.